Tận Dụng Tối Đa Giai Đoạn Nhạy Cảm Ở Trẻ

Trang Chủ / Góc nhìn chuyên môn / Tận Dụng Tối Đa Giai Đoạn Nhạy Cảm Ở Trẻ

Tận Dụng Tối Đa Giai Đoạn Nhạy Cảm Ở Trẻ

Giai Đoạn Nhạy Cảm Ở Trẻ Từ Sơ Sinh Đến 6 Tuổi

MIA MONTESSORI – Các giai đoạn nhạy cảm ở trẻ được Tiến sĩ Maria Montessori đề cập đến một khoảng thời gian mà trong khoảng thời gian đó, trẻ hoàn toàn tập trung cao độ vào việc phát triển một kỹ năng hoặc một lĩnh vực cụ thể. Theo khái niệm Tiến sĩ Maria Montessori đưa ra, đây được gọi là “GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM”, xảy ra trong giai đoạn từ khi sinh ra cho đến khi 6 tuổi. Trong thời kỳ này, hầu hết các giai đoạn nhạy cảm xuất hiện ở bé.

GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM Ở TRẺ SƠ SINH ĐẾN 6 TUỔI

Trong quá trình nghiên cứu và quan sát sự phát triển ở trẻ, kể các những người theo phương pháp giáo dục Montessori hay không, đều thừa nhận một điều: các giai đoạn nhạy cảm ở trẻ rất đáng chú ý và thể hiện một cách mạnh mẽ và rõ ràng ở trẻ. Ví dụ, giai đoạn nhạy cảm với việc đi bộ xuất hiện khi trẻ ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng. Theo các nhà nghiên cứu, các giai đoạn nhạy cảm ở trẻ thực sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về trí tuệ và tinh thần ở bé, và cần phải tận dụng cơ hội này một cách tối ưu nhất có thể vì nó chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong cuộc đời của mỗi bé.

Với các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, cần chú tâm và lưu ý đến các giai đoạn nhạy cảm ở trẻ – đơn giản chỉ là cần thêm một chút công sức, thời gian và chuẩn bị môi trường học tập / vui chơi tốt nhất cho con.

Chẳng hạn, ở giai đoạn con nhạy cảm với tính “TRẬT TỰ” bạn có thể nhận thấy những cơn thịnh nộ, cáu bẳn, khó chịu. Đừng quá lo lắng hay có những hành vi kiểm soát thái quá với con, đơn giản, con chỉ đang trải qua giai đoạn nhạy cảm. Nếu như con được thỏa mãn nhu cầu và cung cấp một môi trường được xắp xếp theo trật tự, được chuẩn bị đúng cách sẽ giúp con phát triển mạnh mẽ.

Khi hiểu được những giai đoạn nhạy cảm ở trẻ, biết được gian đoạn nhạy cảm tiếp theo ở bé là gì, bạn có thể giúp con đạt được những kết quả học tập tốt nhất trong những giai đoạn nhạy cảm ở bé.

Dưới đây là những giai đoanh nhạy cảm mà các bậc cha mẹ dễ nhận thấy nhất từ khi bé sinh ra cho đến khi bé 6 tuổi:

Di chuyển và hoàn thiện chức năng vận động: Bé sơ sinh đến 2,5 tuổi

Ở độ tuổi này, bé nhạy cảm với khả năng di chuyển và vận động. Để hỗ trợ bé tập di chuyển, tập đi, hãy chuẩn bị môi trường tốt nhất để cho phép trẻ lẫy, bò, kéo cơ thể lên bằng hai tay và khuyến khích trẻ đi bộ mà không cần có sự trợ giúp từ người lớn. Bạn cũng có thể chuẩn bị các loại đồ chơi cho phép con bạn có thể cầm được, chạm được, xoay được, cầm nắm được. Các đồ chơi có kích thước nhỏ nên được ưu tiên. Khi bé lặp đi lặp lại các hoạt động này, bé sẽ tự tinh chỉnh các kỹ năng di chuyển và cải thiện sự phối hợp giữa tay và mắt.

Sàng Lọc / Phối Hợp: Trẻ từ 2,5 đến 6 tuổi

Ở giai đoạn này, bé đang cải thiện sự phối hợp cơ thể với các chuyển động như bé có thể giữ các đồ vật nhỏ bằng cách kẹp hay thả chúng ra một cách tự nhiên. Để hỗ trợ con tốt nhất trong giai đoạn này, hãy để cho bé tự đi bộ, chạy, giữ thăng bằng và nhảy. Khi trẻ được tự do hoạt động, lặp lại các hành động này sẽ giúp bé tăng cường khả năng phối hợp các hoạt động với nhau.

Nhạy Cảm Với Ngôn Ngữ: Bé từ 7 tháng đến 3 năm tuổi

Trong giai đoạn này, cha mẹ hãy chuẩn bị môi trường học ngôn ngữ tốt nhất cho bé. Bạn cần nói chuyện với con nhiều hơn, ngôn ngữ phải rõ ràng. Hãy đọc to để cho bé nghe thấy và hãy để cho con nói chuyện theo cách của con. Tuyệt đối, không sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng giống như trẻ đang tập nói.

Nhạy Cảm Với Hình Dạng & Âm Thanh: Bé từ 2,5 đến 5 tuổi

Ở giai đoạn này, bé trở nên nhạy cảm và quan tâm đến hình dáng và âm thanh. Hãy để cho bé chơi với những chữ cái và đọc to âm thanh của những chứ cái đó sẽ giúp con học hỏi và phát triển tốt nhất ở giai đoạn này.

Nhạy Cảm Với Khả Năng Viết: Bé từ 3,5 đến 4,5 tuổi

Giai đoạn nhạy cảm này xuất hiện khi bé bắt đầu học bảng chữ cái. Sau đó trẻ sẽ học qua việc cảm nhận các từ, từ đó trẻ hình thành nền tảng cho kỹ năng đọc và viết.

Bé Nhạy Cảm Với Kỹ Năng Đọc: Bé từ 4,5 năm đến 5,5 tuổi

Từ kỹ năng viết, con bạn sẽ hình thành kỹ năng đọc. Hãy cùng con đọc to một quyển sách sẽ giúp cải thiện kỹ năng đọc của bé.

Bé Nhạy Cảm Với Những Đồ Vật Nhỏ: Bé từ 1 đến 3,5 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ sẽ tập trung vào những vật nhỏ và những chi tiết. Đây là dấu hiệu cho bạn biết rằng, trẻ đang ở trong giai đoạn nhạy cảm với tính THỨ TỰ VÀ CHI TIẾT. Trong giai đoạn này, khi chơi với trẻ, bạn cần hạ thấp cơ thể xuống cùng chiều cao với cơ thể của bé, bạn cũng có thể sửa thì gì cần sửa tuy nhiên tuyệt đối không làm gián đoạn hoạt động của bé. Khi bé thấy mọi thứ bị rối loạn, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bé.

Tự Học Đi Vệ Sinh: Bé từ 1 đến 1,5 tuổi

Việc trẻ học đi vệ sinh là một quá trình tự nhiên và nên để cho trẻ tự do thực hiện và nên làm theo cách của con. Bằng cách cho phép con được tự do trong hoạt động này, con sẽ nhận thức được các chức năng của cơ thể, giúp con giảm căng thẳng, và khi con lớn lên, con có thể kiểm soát khả năng vệ sinh một cách tốt hơn.

Điều này không có nghĩa là con bạn được dạy tự đi vệ sinh một cách hoàn toàn. Đơn giản hơn, nó có nghĩa là trong độ tuổi này, con bạn sẽ tỏ ra thích thú với nhà vệ sinh và bắt đầu biết kiểm soát các chức năng của cơ thể mình.

Nhạy Cảm Với Âm Nhạc: Bé từ 2 đến 6 tuổi

Ở giai đoạn nhạy cảm này, bé sẽ học nhịp điệu, cao độ, giai điệu và nhiều hơn thế. Âm nhạc giúp não bộ của trẻ phát triển, giúp bé phát triển cảm xúc, tương tác với xã hội và phát triển về tinh thần.